Chủ Nhật, 12 tháng 2, 2012

Một phương pháp thư giãn giúp an lạc trong cuộc sống 
Thế gian ngày nay con người dễ chi phối và tác động bởi môi trường ngoại cảnh xung quanh làm cho con người khó chịu và bất an. Cho nên vấn đề thư giản rất quan trọng, đưọc xem như là một phương pháp giúp con người được an vui, và trở lại sự bình ổn nơi tâm sau thời gian làm việc mệt nhọc. Chính điều này thư giản là vấn đề cần phải biết để sử dụng trong mỗi chúng ta. Như chúng ta biết thư giản có nhiều cách nhưng vần đề thư giản làm sao cho chúng ta được an vui mà còn phát triển nhiều thiện lành và tăng trưởng trí tuệ. Có thể dùng hình thức từ đời đến đạo, từ hành động đến ý thức từ thấp đến cao, cụ thể thực hành những phương pháp sau:
1. Tư duy theo nhà Phật để đi đến vô chấp lìa khổ được vui, không chấp tôi, của tôi hay vào cái có, không, cái ngã sở của ta.
2. Thực hành những công việc để đem lợi ích như thay đổi oai nghi tu hành bằng cách lễ Phật, tụng kinh, đi kinh hành… vừa được an lạc hiện tại lại vừa chuyển đổi nghiệp chướng đã tạo ở quá khứ.

                                                                  
3. Hoặc nghe pháp, nói chuyện, bàn luận đạo pháp của bậc Thánh, xem phim Phật giáo, hay nghe nhưng gì liên quan đến giáo lý và lời dạy của đứcPhật.
4. Liên tưởng đến một số cách thư giản của các tác giả nổi tiếng theo cách thư giản của người thế gian như nghe nhạc, du lịch, ca hát, thể dục, hóng mát….
                                                                 
                                      

5. Hay quán tâm từ, bất tịnh, quán đi đến lìa khổ và để bớt đi sự chi phối từ ngoại cảnh.
6. Hãy xem tất cả những gì mình không thích là của mình để không phiền não hay do ta nhìn hạn hẹp nên thấy mọi thứ khó chịu không cảm thông được. Hoặc do chúng ta càng tu thì tâm thanh tịnh hay có nhiều phước thuận duyên nếu ta không có chánh kiến, nhìn rộng thì sẽ dễ khởi niệm chấp ngoại cảnh do còn ngã nên chấp tôi và ta…
Tư duy theo Phật giáo để được an vui hạnh phúc: Chúng ta khổ đau hay khó chịu không an vui là do tâm lý con người bị cảnh tác động lên các giác quan đưa đến những cảm giác, cảm thọ có nhận thức, nếu có chánh kiến thì có tư duy và hành động chơn chánh….  Do chúng ta vô minh không thấy rõ sự thật nên chấp khổ đau, không thấy rõ nghiệp báu nhân quả nên bị nghiệp chi phối, nếu người có chánh kiến thì biết  các pháp là do nhân duyên và những gì đến với ta điều có nhân cả, do đó điều gì đến ta phải chấp nhận và hoan hỷ. Nhờ có chấp nhận và hoan hỷ nên mới trả được nghiệp, bên cạnh còn phải tích luỹ nhân thiện lành, tinh tấn tu tập để thoát khổ đau, đem sự an vui cho người. Tâm lý chúng sanh thì thích sự thụ hưởng vui thích của thế gian, lúc nào cũng muốn những gì thích, theo ý mình nên khi gặp gì không ưa, chướng duyên là khó chịu. Cho nên những người nghiệp năng nói đến tu là họ không thích hay do nghiệp và chưa đủ duyên nên nói đến tu là họ rất chán. Đối với người có duyên lành thì gặp được Phật pháp chịu cố gắng hành trì và gặp được thầy hợp nhân duyên hướng dẫn mau tiến bộ. Từ đó có niềm tin Tam bảo và cố gắng hành trì tu tập. Lúc này tinh tấn tu và không còn ham thích những chuyện thế gian nhiều và những hình thức thú vui bên ngoài nữa.
Ngay từ lúc nhỏ mà chúng ta biết tu bổ và trao dồi những kinh nghiệm của đời cũng như đạo, tập cho tâm kiên cố để khi tiếp xúc với cảnh hay làm việc gì chúng ta vững vàn vượt qua hay biết diệu dụng hay biết dùng nhiều phương tiện thiện xảo để tâm không lay chuyển và dao động. Nhờ có tu và có học nên có đức độ và tài năng đến khi làm việc nói ra được nhiều người nghe và làm theo, và biết ứng dụng pháp tuỳ duyên với con người để cho phù hợp căn tánh chúng sanh. Nhờ tuỳ thuận căn cơ nên hiểu được việc tu nên ý thức tu tập không buông lung và say mê theo cảnh. Cụ thể: Đối với người tu thì phương tiện cho người để tu tập, cho những chúng sanh nào chưa biết đạo thì nên dùng hình thức thế gian để tạo duyên với họ. Sau đó chỉ cho họ tu và nhận thức rõ con đường để đi đến hạnh phúc giải thoát. Đối với người tu tập cao đầy đủ năng lực, duyên phước có đủ thiện xảo mới làm phương pháp này.
Chúng ta biết tu không phải thuận duyên hoài, cái nghịch cảnh mà ta vượt qua được cũng trở thành thuận vì ai cũng phải gặp cảnh nghịch, Cái nghịch do tâm chúng ta khó chịu, không chịu tu nên khổ đau chúng ta phải cẩn thận trong hành động và việc làm để tránh những đáng tiếc xẩy ra. Nhờ có tu nên vượt qua, biết thông cảm và thương xót tất cả mọi người. Mà ngày nay xã hội phát triển, khi con người càng phát triển thì sống chỉ biết mình thiếu tình người và ai cũng lo tạo nhân cho bản thân, và thiếu tu tập nên chịu nhiều khổ đau. Do đó chúng ta phải ý thức thư giãn theo lời Phật dạy để sống không bị cảnh chi phối, chúng ta phải quan tâm thương xót đến người, càng sống cho người, vì mọi người, biết quan tâm chia sẻ thì nhất định ta được an vui hạnh phúc và ít bị nhiếu oán thù khổ não. Mỗi người chúng ta, ai cũng có nghiệp xấu do đó phải tạo nhân để tích luỹ thiện, nếu muốn tu mà chưa đủ duyên và chưa trả hết nghiệp thì không thành tựu được, vì thế hãy tích luỹ tu trì, hành thiện và trả nghiệp. Việc tạo nhân có thể bằng cách: tu tập gìn giữ giới, an trú tâm, quán sự vô thường, các pháp là huyễn hay dã hợp… hoặc tích cực khởi niệm lành biết thông cảm tha thứ hướng đến số đông.
Và một điều nữa là tu không phải lúc nào cảnh cũng như ý vơí ta, mà cảnh luôn thay đổi theo nhân duyên, nhưng làm sao chúng ta sống với cảnh mà ý thức làm chủ được không bị chi phối. Nhưng nhờ ý thức được nên biết đây là cảnh thế gian, không đưa đến giải thoát. Nhưng do phải trả nghiệp nên phải chấp nhận hoan hỷ đối diện và làm những hành động tốt, ta làm nhưng không chấp vì làm hành động lành đây cũng là nhân để trợ duyên việc tu tập sau này và vừa tạo duyên với những chúng sanh. Ví dụ: Đối với người tu khi ta sống hiện tại nên tiếp xúc với chúng sanh để tạo duyên cho họ tu tập nếu họ chịu tu thì nói pháp tu, còn chưa đủ duyên thì chỉ làm quen, gieo duyên. Do vì tu nên phải tiếp xúc hay do vì nhân quá khứ đã gieo nên phải trả và khi tiếp xúc hoá duyên mà ý thức đến tu hành, hoá duyên tiếp xúc mà hiểu được đây là do duyên nên phải làm, nhờ đó không chấp vào việc làm và không bị cảnh chi phối. 
Cuối cùng để ý thức và làm chủ được tâm mình khi làm việc hay tiếp xúc cảnh thì trước hết chúng ta phải lo tu tập, trao dồi trí tuệ, thực hành có chánh niệm để làm chủ và ý thức được. Chúng ta đừng để tới già mới ý thức việc tu mà tu trong mọi lúc vì vô thường không chờ một ai, nhờ đó tâm không dám phiền muộn mà lo tu hành. Khi xã hội phát triển thì vô thường ngày càng tiến đến gần đeo đuổi ta, chúng ta không phải để tới bịnh đau và già yếu mơí thấy được vô thường mà vô thường sanh diệt luôn diễn ra, nhờ thấy vô thường để thúc liễm thân tâm ý thức trong tu tập không lơ là, dễ duôi trước ngoại cảnh và không tham đắm trước cảnh đời. Nhưng vì duyên đến nên phải chấp nhận phải làm cho tốt, nên hoan hỷ, tinh tấn tu tập tạo nhiều nhân lành, biết con người ai cũng chết, chúng ta mà bịnh đau là do nghiệp phước mỗi người nhưng nhờ có tu nên giúp ta ý thức để tu còn những người ở đời không thấy vô thường mà vẫn tự nhiên sống để khi vô thường đến rồi không ý thức và làm chủ, nên phải bị chịu luân hồi khổ đau.
Với những phương pháp chia sẻ trên mong mọi người hiểu được phương pháp này để giúp chúng ta được an lạc hạnh phúc ngay hiện tại, không những giúp cho ta có được một nhận thức rõ về sự khổ và biết một cách thức sử dụng linh hoạt khi gặp những điều căng thẳng, khó chịu xảy ra. 

                                                                                                          Bài viết:   SƯ MINH GIẢI


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét