1. Nhan Sắc Thù Diệu
Trong Tương Ưng Bộ Kinh chép:
Một buổi khuya, tại vườn Ông Cấp Cô Ðộc, khi đêm sắp tàn, với dung nhan thù thắng một vị Thiên đến ra mắt Phật và thưa:
-- Bạch Thế Tôn, các vị Tỳ Kheo ngày chỉ ăn một bửa, do vì đâu mà dung nhan các Ngài thù diệu như thế?
Thế Tôn nói bài kệ đáp:
Không than việc đã qua
Không mong việc sắp đến
Sống ngay với hiện tại
Do vậy, sắc thù diệu.
Do mong việc sắp đến
Do than việc đã qua
Kẻ ngu thân héo mòn
Như lau xanh rời cành!
Không mong việc sắp đến
Sống ngay với hiện tại
Do vậy, sắc thù diệu.
Do mong việc sắp đến
Do than việc đã qua
Kẻ ngu thân héo mòn
Như lau xanh rời cành!
Bình:
Thế gian sở dĩ mau già trước tuổi là có gì lạ đâu, bởi lo nghĩ qua nhiều phải không? Những việc đã qua không chịu để cho qua đi, cứ ghi nhớ mãi rồi than thở nuối tiếc... Những việc chưa đến lại cứ mong mỏi đợi chờ hồi hộp lo âu... Người ta cứ sống mãi với những bóng dáng viễn vông mà quên mất những gì hiện có. Quả thật chúng ta lâu nay chỉ sống với cái đã chết, cái mộng mị, mà chưa từng biết sống thực, trách gì thân chưa bao nhiêu tuổi mà đầu đã bạc! Cho nên hình ảnh đáng thương nhất, đức Phật đã diễn tả: Như lau xanh rời cành, đáng lẽ lá vàng mới rụng khỏi cành, đó là đúng thời tiếc. Còn đây tức là chín háp, già háp, như lá lau còn xanh tươi mà phải rụng đi, thật có đáng buồn chăng? Cho nên bậc Tỳ Kheo hiểu được đạo lý sống rất nhàn. Việc qua rồi không bận lòng nhớ đến, việc sắp tới cũng chẳng để tâm đợi chờ, hiện tại tùy duyên sống, thì tuy ở trong sóng gió cuộc đời mà vẫn thường an ổn, nhan sắc tươi trẻ, lâu già, tinh thần trong sáng, chúng ta thấy rất là Thiền khỏi phải tìm đâu xa!
"Ngày nay chỉ biết ngày nay
còn xuân thu trước ai hay làm gì !"
còn xuân thu trước ai hay làm gì !"
Tóm lại, người hiểu đạo khác với người thế gian là ở chỗ: Thế gian thì quên hiện tại mà sống với những chuyện đâu đâu, trái lại, người hiểu đạo sống ngay với cái hiện có, không nghĩ ngợi vu vơ. Hãy quán kỹ lại xem, thế gian này có gì đáng nhớ? Có gì đáng mong?
2. Không Hoan Hỉ Không Sầu Muộn
Trong Tương Ưng Bộ Kinh chép:
Một thời Thế Tôn ở tại Xá Vệ, rừng Kỳ Ðà (Jetavana) vườn ông Cấp Cô Ðộc.
Rồi một vị Thiên Tử tên là Kakudha, khi đêm đã gần tàn, với nhan sắc thù thắng toàn vùng Jatavana, đi đến Thế Tôn, sau khi đảnh lễ Thế Tôn rồi đứng một bên, bạch rằng:
-- Thưa Sa Môn, Ngài có hoan hỷ không?
-- Ta được cái gì, này hiền giả (mà ta hoan hỷ)?
-- Nếu vậy, thưa Sa Môn, có phải Ngài sầu muộn?
-- Ta mòn mỏi cái gì, này hiền giả (mà ta sầu muộn)?
-- Vậy thời, thưa Sa Môn, Ngài không hoan hỷ và không sầu muộn?
-- Thật đúng vậy, này hiền giả!
Thế Tôn liền nói bài kệ:
Hoan hỷ chỉ có đến
Với người tâm sầu muộn
Sầu muộn chỉ có đến
Với người tâm hoan hỷ
Do vậy, vị Tỳ Kheo
Không hoan hỷ sầu muộn
Vậy nên, này hiền giả
Ngươi phải biết như vậy.
Với người tâm sầu muộn
Sầu muộn chỉ có đến
Với người tâm hoan hỷ
Do vậy, vị Tỳ Kheo
Không hoan hỷ sầu muộn
Vậy nên, này hiền giả
Ngươi phải biết như vậy.
Bình:
Hỏi hoan hỷ hay sầu muộn là bởi trong lòng còn chứa cái niệm được mất. Vì nghĩ được nên hoan hỷ, vì nghĩ mất nên sầu muộn. Nhưng có hoan hỷ là do đã từng sầu muộn: Cái gì bị mất mát khi được thì sanh tâm hoan hỷ. Trái lại, sầu muộn là do đã có cái hoan hỷ: Cái đã được mà bị mất đi liền sầu muộn.
Thế gian chúng ta cứ mãi sống lẫn quẩn trong vòng được mất nên hết hoan hỷ rồi sầu muộn, hết sầu muộn đến hoan hỷ... như sóng chập chùng lên xuống không có ngày dừng. Thế nên người hiểu đạo, thấy rõ hoan hỷ và sầu muộn chỉ là cặp đối đãi nhau không thật thể, ngay đó tâm lặng lẽ như như. Mà lặng lẽ như như tức là đạo chứ gì? Cho nên chúng ta có phảỉ nhọc nhằn tìm đạo đâu xa?
Chỗ này chúng ta mới thấy Phật nói, Tổ nói không hai. Phật nói hoan hỷ là do tâm sầu muộn, sầu muộn là do tâm hoan hỷ tức hai bên nhơn nhau mà có; lại bảo không hoan hỷ sầu muộn là dứt cả hai đầu được mất. Tổ thì thường bảo, còn thấy có hai là chưa thấy đạo; cho nên người hỏi đạo mà còn mắc kẹt hai bên thì các Ngài liền đưa hai ngón tay.
Tóm lại, còn có tâm được mất là còn có hoan hỷ sầu muộn, tức còn dao động. Trái lại, không thấy có được mất tức không hoan hỷ sầu muộn, ngay đó là Ðạo!
3. Chân Nhân
Cũng trong Tương Ưng Bộ Kinh, Phật nói có bốn hạng người:
- Hạng người thứ nhất: Không ai hỏi về cái tốt của mình mà cứ nói, huống là có hỏi.
- Hạng người thứ hai: Có ai hỏi đến cái tốt của người cũng chỉ nói bập bẹ, nói ngập ngừng, huống là không hỏi (tức chẳng nói).
- Hạng người thứ ba: Không ai hỏi đến cái xấu của người mà cứ nói, huống là có hỏi.
- Hạng người thứ tư: Có ai hỏi đến cái xấu của mình thì che giấu, huống là không hỏi (tức chẳng bao giờ nói).
Bình:
Thấy lỗi người, che giấu lỗi mình, khoe khoang cái hay của mình và che dấu cái hay của người là căn bệnh trầm kha của con người. Nó là bức tường kiên cố ngăn cách đạo giải thoát. Vì nồng cốt của đạo Phật là "Vô Ngã". Người muốn giải thoát sanh tử phải phá tan ngã chấp. Nếu tâm chấp ngã còn nặng trĩu thì không mong gì giải thoát được. Sở dĩ che giấu lỗi mình, vạch bày lỗi người v.v...là gốc của si mê chấp ngã. Muốn dứt trừ bệnh si mê chấp ngã, điều kiện trước tiên phải dẹp trừ tâm lỗi lầm "thấy lỗi người, che dấu lỗi mình...". Lục Tổ dạy: "Người đời nếu thật tu hành, đừng thấy lỗi thế gian. Các việc muốn không ngại, thường phải thấy lỗi mình, như thế mới hợp với đạo".
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét