Thứ Bảy, 17 tháng 3, 2012

Giải thích mười bốn bước

1. Trú nhập thiền Jhana thuộc mười Kasiṇa tương ứng. Điều này nghĩa là: Người thiền sinh (Aspirant) phải trú nhập thiền Jhana bằng cách nhìn chăm vào đất, rồi xuất khỏi thiền đó. Sau khi đã xuất khỏi thiền lại trú nhập thiền Jhana một lần nữa bằng cách nhìn chăm vào nước, trước khi xuất ra để rồi lại rút vào nhập thiền Jhana thông qua nhìn chăm vào lửa. Qui trình này được tiến hành cho đến khi hết cả mười Kasiṇa được bao trùm hết. Qui trình này có thể được nhắc lại cả trăm lần thậm chí cả ngàn lần trước khi có thể đạt được thuần thục đáng tin cậy. Và bằng cách rút nhập thiền Jhana có nghĩa là toàn bộ các Jhana tuần tự bậc một đến bậc bốn đều được thông qua một cách tuần tự.
Những giải thích thêm cũng được đưa ra để mang lại hậu quả rằng, đang khi trú nhập thiền Jhana, thiền chỉ, thí dụ như, trái đất sẽ xuất hiện sinh động trước con mắt tâm, được mở ra cho Āpokasiṇa, tức nhìn chăm vào nước, nước tức khắc lại xuất hiện một cách sinh động. Nói tóm lại, trong bất kỳ thiền chỉ nào thì tâm cũng được dừng lại, đối tượng của thiền chỉ đó lập tức xuất hiện trong tâm nhãn. Trong những giây phút như vậy, tâm đã được dừng lại trong mức thiền Jhana đó. Có thể là ở bất kỳ bậc thiền nào trong bốn bậc thiền đó, điều này tùy thuộc vào ý chí của thiền sinh.

Cũng nên hiểu một điều là theo Thanh Tịnh Đạo (Visuddhimagga) thiền sinh với cùng một mục tiêu như vậy cũng phải đạt đến thành tích bốn bậc thiền Jhana cao hơn. Bậc thiền Jhana vô sắc gíới chẳng hạn, bậc đầu tiên đặt cơ sở trên hư không (Ākāsānañcāyatanā) bậc hai dựa trên thức (Viññā-ṇañcayatana) bậc ba dựa trên vô sở hữu (ākiñ-cảngññāyatana) và bậc bốn dựa trên phi tưởng phi phi tưởng xứ (Nevasanna- Nasannayatana). Chính vì thế, trước khi trú nhập thiền Jhana vô sắc giới, Yogi (thiền sinh) phải rút vào các thiền Kasiṇa và thực hiện quyết tâm để có thể làm cho Thiền chỉ tan biến đi hay là có thể đặt trọng tâm chú ý vào thiền chỉ đó và cả tâm nữa cũng nằm trong đó thay vì lông bông bên ngoài không gian. Trước tiên, thiền sinh phải niệm “Ananto Akaso”: hư không bao la và vô tận, cho đến khi nhập vào được thiền Jhana vô sắc giới của thiền chỉ đó có nghĩa là Ākāsānañcāyatana. Sau khi đã chắc chắn đạt đến năm phép thuần thục, khi chú ý đã quay trở về với không gian thì không gian sẽ cùng lúc xuất hiện trong tâm thay vào chỗ thiền chỉ Kasiṇa hay bất kỳ hình ảnh nào khác,o chính sự thay thế này có nghĩa là từ “to drop the Kasiṇa ” cũng phải được thực hiện với toàn bộ các loại Kasiṇa khác. Như vậy bốn bước thiền Jhana sắc giới hay vô sắc giới có thể đạt đến được bằng cách nhìn chăm chú vào tám thiền chỉ Kasiṇa.

2. Trú nhập thiền Jhana mười Kasiṇa ngược lại từ dưới lên trên. Điều này ám chỉ khả năng hay thuần thục của thiền sinh có thể trú nhập thiền Jhana dựa trên mười Kasiṇa bằng cách theo một quy trình ngược lại từ dưới lên trên. Bắt đầu với loại cuối cùng của tám loại Kasiṇa kể đến ở trên từ Odāta: nhìn chăm vào màu trắng, rồi Lohita: màu đỏ, và rồi tiếp tục cho đến khi đạt đến Kasiṇa đầu tiên có nghĩa là Paṭhavī, tức là đất.

3. Trú nhập thiền Jhana trong mười Kasiṇa cả theo cách bình thường và theo cách ngược lại từ dưới lên trên. Điều này chính là kết hợp cả hai phương pháp từ một đến mười và rồi quay trở lại từ mười đến một. Có thể nhắc lại điều này như trước đó, một trăm lần hay ngay cả một ngàn lần để có thể đạt được năm thuần thục từ đó mà ra.

4. Trú các bậc thiền liên tiếp một cách tuần tự. Theo phương pháp này thiền sinh rút vào nhập thiền Jhana bậc thứ nhất và rồi xuất khỏi bậc đó và lại nhập vào giai đoạn hai. Rồi lại xuất ra để nhập vào giai đoạn thiền Jhana thứ ba. Qui trình này tiếp tục cho đến khi đạt đến bậc cuối cùng có nghĩa là phi tưởng, phi phi tưởng xứ (Nevasanna-Nasan-nayatana): tình trạng phi tưởng cũng như phi phi tưởng xứ.

5. Trú nhập vào các bậc thiền Jhana ngược lại từ dưới lên trên. Như trên ám chỉ, thiền sinh trú nhập thiền Jhana bậc cuối cùng có nghĩa là bậc phi tưởng phi phi tưởng xứ đầu tiên. Rồi thầy lại xuất ra để nhập vào các bậc trước các giai đoạn đó. Qui trình này tiếp tục ngược lại cho đến khi đạt đến được thiền Jhana bậc đầu tiên.

6. Rút nhập vào các bậc thiền Jhana cả các bậc bình thường và các bậc ngược lại từ dưới lên trên. Giống như bậc thứ ba ở trên, đây là qui trình thứ bốn và thứ năm kết hợp với nhau. Điều này có thể được nhắc lại, như bình thường một trăm lần hay cả một ngàn lần để có thể từ đó đạt đến năm điều thuần thục.

7. Trú nhập thiền Jhana bằng cách bỏ qua hay dùng phương pháp xen kẻ. Loại bỏ tất cả mọi thiền chỉ khác. Bằng phương pháp này thiền sinh trú thiền Jhana bậc một thông qua nhìn chăm vào đất. Rồi xuất ra khỏi và lại rút nhập vào bậc thiền Jhana thứ ba dựa trên cùng một loại thiền chỉ. Ngài thực hiện bậc này cho đến khi có thể “bỏ qua” Kasiṇa đất và nhập thiền Jhana Vô Sắc Giới bậc một trước khi nhập lại vào thiền Jhana vô sắc giới bậc ba. Điều này có nghĩa là chỉ có bậc thiền Jhana bị lướt qua hay bỏ qua. Nhưng đề mục Kasiṇa vẫn không thay đổi.

8. Trú thiền Jhana bằng cách bỏ qua hay xen kẽ, bỏ qua cả các bậc thiền Jhana và các loại thiền chỉ Kasiṇa. Qua phương pháp này ta có thể bắt đầu với bất kỳ loại đề mục Kasiṇa nào cũng được không nhất thiết phải bắt đầu với Kasiṇa đất. Chỉ bỏ qua phương pháp được duy trì ở đây mà thôi. Việc trú nhập thiền Jhana được thực hiện tuần tự, mà không vượt qua hay bỏ đi bất kỳ điều gì.

9. Để Trú bằng phương pháp bỏ qua, bỏ cả các bậc thiền Jhana và các loại đề mục Kasiṇa. Đối với những ai đã có thuần thục đáng tin cậy và có nhiều kinh nghiệm có thể khởi động với bất kỳ mức thiền Jhana nào tuỳ ý; cũng vậy có thể dùng bất kỳ đề mục Kasiṇa nào. Nhiều chi tiết được giải thích thêm trong Thanh Tịnh Đạo (Visuddhimagga) sau đây:

Thiền sinh trú nhập thiền Jhana bậc nhất dựa trên đề mục Kasiṇa đất. Rồi ngài tiếp tục nhập vào bậc thiền Jhana thứ ba (bỏ qua bậc thứ nhì) trong đề mục Kasiṇa Lửa (bỏ qua Kasina nước) bỏ qua tức là lướt qua đề mục Kasiṇa Nīla. Ngài nhập vào thiền Jhana Vô sắc giới rồi tiến xa hơn nữa đến bậc thiền Jhana vô sắc giới, Akiñcaññā - vô sở hữu dựa trên màu đỏ, có nghĩa là đề mục Kasiṇa Lohita. Phương pháp này được gọi là lướt qua hay bỏ qua cả thiền, lẫn thiền chỉ Kasina (Jhana kasi ṇukkantakaṃ).

Qui trình này chính vì thế được sắp xếp được với lợi khẩu cả về bậc thiền Jhana lẫn các đề mục Kasiṇa . Ở đây thuần thục là điều thiết yếu để thể hiện được các phép thần thông, có nghĩa là việc thực hiện các phép lạ (thần thông). Điều này ám chỉ việc trú và thoát ra khỏi bất kỳ bậc thiền Jhana nào hay bất kỳ đề mục Kasiṇa nào ngay lập tức theo ý muốn.

10. Để lướt qua những thành tố thiền Jhana. Như đã mô tả ở trên, có năm chi hay nhân tố làm thành thiền Jhana bậc một đó là. Tầm(Vitakka), tứ (Vicāra) hỷ (Pīti) lạc(Sukha) và nhất tâm (Ekaggatā). Thiền Jhana bậc hai gồm có ba chi đó là: hỷ , lạc và nhất tâm. Trong khi đó thiền Jhana bậc ba chỉ gồm có hai chi đó là lạc và nhất tâm và thiền bậc bốn cũng chỉ có hai chi nhưng lại khác một chút đó là xả (Upekkha) và nhất tâm.

Nhờ phương pháp này thiền sinh trú nhập thiền dựa trên đề mục đất. (earth Kasiṇa) rồi tiến dần lần lượt vào thiền Jhana bậc hai, bậc ba và bậc bốn. Không cần phải thay đổi đề mục (Kasiṇa) từ Pali chỉ tình trạng này gọi là Añgasañkantikaṃ. Ta cũng cần lưu ý là phương pháp này chỉ có thể được áp dụng trong loại thiền Jhana Sắc Giới (Rūpa Jhāna) mà thôi. Chứ không thể được áp dụng cho loại thiền Jhana vô sắc giới (Arūpa Jhāna). Đó chính là toàn bộ các loại Thiền vô Sắc Giới chỉ có khác nhau về đề mục mà thôi. Nhưng lại giống nhau ở chi thiền, có nghĩa là xả (Upekkhā) và nhất tâm (Ekaggatā)

11. Để lướt qua các đề mục thiền Jhana đa dạng. ‘Đề mục thuộc nhiều loại thiền khác nhau’ ở đây được hiểu là có tám loại đề mục (Kasiṇa) như đã nói ở trên, cùng với bốn đề mục thuộc Thiền Jhana Vô Sắc Giới như, Hư không, thức, vô sở hữu và phi phi tưởng. (Etam Santam) bằng phương pháp này thiền sinh phải trú mỗi loại thiền dựa trên cùng một đề mục (Kasiṇa) thí dụ như ngài rút vào nhập thiền Jhana bậc một dựa trên đề mục (Kasiṇa) đất, rồi cùng một bậc thiền Jhana dựa trên thiền chỉ (Kasiṇa) nước rồi cùng một bậc thiền Jhana dựa trên đề mục (Kasiṇa) gió v.v… cho đến khi ngài tới được đề mục (Kasiṇa) Odāta, là đề mục cuối cùng, từ Pali cho giai đoạn này gọi là Ārammaṇasaṇkantikaṃ

12. Để lướt qua cả các chi thiền Jhana và các đề mục. Đây chính là hai phương pháp đã đề cập đến ở trên (mục số 10 và 11) gộp chung lại. Thí dụ thiền sinh trú nhập thiền Jhana dựa trên đề mục (Kasiṇa) đất, rồi bậc thiền Jhana thứ nhì dựa trên đề mục (Kasiṇa) nước, rồi bậc thiền thứ ba dựa trên đề mục Kasiṇa lửa, rồi đến bậc thiền Jhana bậc bốn dựa trên thiền chỉ (Kasiṇa) gió. Bỏ qua đề mục (Kasiṇa) màu xanh, ngài rút vào nhập thiền Vô sắc giới với thiền chỉ không gian rồi nhập thiền Vô Sắc Giới với thiền chỉ tâm thức từ đề mục Kasiṇa màu vàng, thiền Vô Sắc Giới với đề mục vô sở hữu xứ từ đề mục Kasiṇa màu vàng và rồi thiền chỉ vô tưởng hoặc phi phi tưởng từ thiền chỉ Kasiṇa màu trắng. Từ Pali cho loại thiền này là Añgārammaṇassañkantikaṃ.

13. & 14. Để xác định những chi thiền và các đề mục. Nhờ phương pháp này thiền sinh phải nắm được các chi thiền là gì và có bao nhiêu chi trong mỗi bậc thiền Jhana. Thiền sinh có thể xác định được rõ ràng những chi này từ ngay tuệ giác của mình. Các chi thiền Jhana và các đề mục tức là có tám thiền chỉ Kasiṇa và bốn đề mục thuộc thiền Jhana Vô Sắc Giới như đã được mô tả trước đó. Từ Pali để xác định các chi Thiền Jhana là Añgavaṭṭhapanaṃ. Còn từ dùng để xác định các đề mục lại là Ānrammaṇavavaṭṭhāpana.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét