A. DẪN NHẬP:
Đạo Phật xuất hiện cách đây hơn 25 thế kỷ, Ngài thị hiện trên cõi này với mục đích đêm lại nguồn an lạc cho tất cả chúng sanh, chỉ cho chúng sanh một con đường tu tập và hiểu rõ giáo pháp. Do chính tự Ngài tu tập khám phá ra để áp dụng cho tự thân nhằm chuyển hóa thân và tâm nhằm tìm ra sự an lạc ngay hiện tại và giải thoát trong tương lai. Sau đó hướng dẫn cho mọi người cũng được niềm an lạc đó như vậy mới đúng tinh thần tự lợi và lợi tha. Cũng chính lý do đó mà con xin chọn đề tài:” Đạo đế là gì? Kinh nghiệm tự thân qua việc ứng dụng con đường trung đạo vào đời sống tu tập”. Con đường này được đức Phật khẳng định đây là con đường đưa đến an lạc hạnh phúc và đoạn tận khổ đau chính là Đạo đế hay tóm gọn là Bát Chánh Đạo. Chỉ có con đường này mới có thể giải quyết được nổi khổ đau của con người hiện nay. Cố gắng mong muốn làm sao tất cả mọi người ai cũng có duyên phước để tu học và có cơ hội để đào sâu giáo lý tìm hiểu kỹ và sâu hơn về con đường này để mong sao cho những cuộc tranh luận, những chuyện hơn thua… không còn nữa và đưa mọi người đến sự hòa hợp an vui và hành phúc chân thật hơn.
Do cấp độ đề tài chỉ là một tiểu luận, nên có sự hạn chế trong làm bài. Với đề tài này chúng tôi chỉ tập trung triển khai trên nền tảng của kinh Nikaya và có tham khảo thêm một số tài liệu sách có liên quan đến đề tài.
Để khai thác đề tài này chúng tôi sử dụng phương pháp phân tích và phương pháp giải thích nhằm làm rõ giá trị của đề tài và rút ra bài học cho tự thân.
B.NỘI DUNG:
I. Nội dung của Đạo Đế:
1. Tìm hiểu Đạo Đế:
Đạo là con đường là phương pháp tu tập. Đế là sự thật chắc chắn, rõ ràng đúng đắn chân thật. Như vậy Đạo Đế chính là phương pháp, là con đường chân thật giúp cho con người thực hiện tu tập xa lìa khổ đau và đạt được an vui hạnh phúc hướng đến giải thoát Niết bàn trong tương lai. Con đường này chính là Trung đạo và được tóm gọn lại thành tám chi phần của Bát Chánh Đạo. Con đường Trung đạo chính là con đường đã được đức Phật tu tập khám phá ra. Đó là tránh hai cực đoan: khổ hạnh ép xác và hạnh phúc lợi dưỡng, khẳng định chỉ có con đường này mới có thể đưa đến kiến giải, trí tuệ và an tĩnh giải thoát Niết bàn. Con đường Trung đạo được hiểu như là một phương pháp xả ly và giữ trạng thái tâm bình thường. Nói đến Đạo Đế là nhắc đến Bát Chánh Đạo đây là pháp môn chính, được nhắc nhiều nhất. Bát Chánh Đạo được xem là pháp môn chính của Đạo Đế vì nó phù hợp với mọi căn cơ, bao gồm tất cả các pháp môn khác. Và mọi người đều công nhận Bát Chánh Đạo có giá trị hoàn toàn cho những ai có duyên với đức Phật và chịu hành tu tập thì đoạn trừ được phiền não khổ đau, tiến lên con đường giải thoát an vui tự tại.
Trong bài pháp Tứ Diệu Đế, đức Phật đã đề cập đến những nỗi khổ đau hiển nhiên của con người, của chúng sanh, đó là Khổ đế. Đức Phật lại nói rõ những nguyên nhân phát sinh khổ đau, đó là Tập đế. Đức Phật lại tiếp tục giới thiệu một cảnh giới an lạc tối thượng, nơi đó vắng mặt toàn bộ mọi hiện trạng khổ đau và mọi nguyên nhân phát sinh khổ đau, đó là Diệt đế. Và cuối cùng đức Phật giới thiệu con đường thoát ly mọi khổ đau để đi đến Niết-bàn, đó là Đạo đế. Có thể phát biểu rằng, trong Tứ Diệu Đế thì Đạo đế là giáo lý đóng vai trò tích cực, vì nó giải quyết toàn bộ mọi vấn đề mà đức Phật đã trình bày. Chẳng hạn, thấy mọi sự khổ đau mà không có con đường để giải quyết những khổ đau ấy, thì cái thấy ấy sẽ đưa đến thất vọng và sầu khổ thêm mà thôi. Do đó, Đạo đế là con đường tích cực để giải quyết mọi sự khổ đau.
2. Nội dung của Đạo Đế:
Sự thật về con đường diệt khổ chính là Đạo Đế, trực tiếp đưa chúng ta giải thoát chấm dứt khổ đau. Và cũng là sự thật giúp giải thoat hiện tại đưa đến chấm dứt khổ đau gần hay xa trong tương lai theo luật nhân quả biến dịch hay phân đoạn của xuất thế gian. Theo giáo thuyết A-hàm nói nhờ vào thực tiễn con đường này mà đức Phật đã xa lìa khoái lạc và lợi dưỡng trong tu tập trước khi Ngài thành đạo. Bằng kinh nghiệm chính của đức Phật, Ngài đã tìm ra Trung đạo và chính con đường này giúp Ngài hoàn thành trí tuệ giải thoát đưa đến Niết bàn. Đó chính là con đường Trung đạo là tám ngành hay còn nói là chơn lý mười hai nhân duyên, chính nó làm cho đức Phật xa lìa chủ trương thường kiến, chấp chặt vào ngã và chủ trương đoạn kiến cho rằng con người sau khi chết không còn nữa. Trong ba mươi bảy phẩm trợ đạo, Bát Chánh Đạo là hành pháp thứ bảy, là pháp môn thực tiễn. Đây là một phương pháp chính xác, là con đường ngắn nhất đưa người hành giả đến chỗ an vui tịch tĩnh và hướng đến giải thoát Niết bàn. Và Bát Chánh Đạo là tám ngành còn gọi là Bát Thánh đạo phần, Bát Đạo Hành, do bài làm có hạn cho nên chúng tôi chỉ trình bày ngắn gọn các chi phần sau:
2.1.Chánh kiến: là thấy biết chơn chánh, nhận biết được thiện ác, biết được bản chất của tam tướng, hiểu rõ giáo lý duyên khởi và Tứ Thánh Đế:” Khi nào vị đệ tử biết già, chết; tập khởi của già, chết; đoạn diệt của già, chết và con đường đưa đến đoạn diệt già, chết, này chư Hiền. khi ấy vị thánh đệ tử có chánh kiến” (kinh Chánh Kiến).Và có hai loại chánh kiến:hữu lậu coa sanh y và vô lậu không có sanh y.
2.2. Chánh tư duy: là suy nghĩ chơn chánh, nghĩa là không để đầu óc ngĩ đến bất thiện như tham dục, giận hờn, bạo động hãm hại…mà luôn tư duy chánh pháp và là sự tiếp nối chánh kiến, là kết quả trầm tư lâu dài định hình các tư tưởng hay các hệ tư tưởng chánh trực. Tư duy thật tướng về Tứ đế, Bát Chánh Đạo, duyên khởi, vô ngã, năm uẩn. Đức Phật đã tuyên bố:”Ai thấy duyên khởi là thấy pháp. Ai thấy pháp là thấy Như Lai”( Tương Ưng III, tr.144). Tư duy về Giới-Định-Tuệ tu tập giải thoát, suy nghĩ vô minh là nguyên nhân của mọi sự đau khổ. Và cũng có hai loại: chánh tư duy hữu lậu có sanh y và chánh tư duy vô lậu không có sanh y.
2.3. Chánh ngữ: là lời nói chơn chánh, đúng đắn, không đưa đến sự chia rẽ, căm thù đau khổ cho người. Thấy được sự nguy hại của lời nói, Luật nghi khất sĩ của Tổ Sư Minh Đăng Quang có nói:”Con người ở đời có búa để sẵn trong miệng nói lời nói dữ là mình giết thân mình” Chúng ta nên nói những lời đưa đến niềm tin, đoàn kết hòa hợp. Luận Thanh Tinh Đạo viết:” Khi hành giả thấy tư duy như vậy (tức trên cơ sở 4 sự thật và duyên khởi- vô ngã), sự từ bỏ tà ngữ của vị ấy, một sự từ bỏ tương ưng với chánh kiến, tư bỏ ác ngư nghiệp gọi là chánh ngữ”. Trong Kinh Hoa Nghiêm, Đức Phật có dạy: "Không nên nói lời vô nghĩa. Phải giữ gìn lời nói. Lời nói phải chân thật, đúng lúc, hợp Chánh Pháp, ích lợi cho mình cho người".Và có hai loại chánh ngữ hữu lậu và vô lậu.
2.4. Chánh nghiệp: là những hành động tạo tác có những nhận thức và tư duy đem đến lợi người và lợi mình luôn ton trọng hạnh phúc chung, không làm tổn hại quyền lợi, nghiệp, địa vị, danh lợi tánh mạng của người khác, giữ thân-khẩu-ý được trong sạch, không làm điều sai trái như tà dâm, trộm cắp làm việc phi pháp. Người giữ được chánh nghiệp tâm được thanh tịnh, đời sống trong sạch chánh trực. Với nhận thức và tư duy thanh tịnh không uế nhiễm, hành giả tu tập nổ lực loại trừ tất cả mọi tư tưởng luyến ái, lòng thù hận. Tâm thức trở nên thanh tịnh. Khi trong thanh tịnh dẫn đến đời sống trong sạch. Chánh nghiệp có hai loại: hữu lậu sanh y và vô lậu không có sanh y.
2.5. Chánh mạng: là sinh sống lương thiện chơn chánh, không làm giàu trên mồ hôi nước mắt, không đối xử tệ bạc, không bám vào người khác, không sống bằng miệng lưỡi mối lái để kiếm lời, không gây hại đến người khác, không buôn bán vũ khí, làm đồ tể, đi săn, môi giới, xì ke, ma túy. Luận Thanh Tịnh Đạo giải thích:”Chánh mạng có đặc tính làm trong sạch. Nhiệm vụ của nó là đem lại sự phát sinh một nghề sinh nhai thích đáng. Nó được biểu hiện bằng sự từ bỏ tà mạng”(tr.41). Và chánh mạng cũng có hai loại: hữu lậu có sanh y và vô lậu không có sanh y. Ngày nay giới tu sĩ thường rơi vào tà mạng.
2.6. Chánh tinh tấn: là sự nổ lực, siêng năng cố gắng bằng tất cả nghị lực bản thân. Và là năng lực thúc đẩy tiến trình tu tập của một hành giả quyết tâm cắt đứt mọi bất thiện pháp trong cuộc sống tự thân. Tinh tấn đoạn trừ tà đạo và để thành tựu chánh đạo. Có bốn điều tinh tấn:
- Nỗ lực làm tiêu trừ bất thiệp pháp đã phát sinh các tật xấu, khiếm khiết.
- Nỗ lực ngăn ngừa, dập tắt các ác pháp đang hoặc chưa phát sinh.
- Nỗ lực làm phát sinh các thiện pháp như các tư tưởng, hành vi, ngôn ngữ có chất liệu từ bi, vô ngã, hy sinh…
- Nỗ lực trau dồi và làm tăng trưởng các bất thiện pháp phát sinh.
Chánh tinh tấn có ích lợi giúp con người cải tạo thân tâm ngày một thanh tịnh, tốt đẹp hơn, cuộc đời có ý nghĩa hơn.
2.7. Chánh niệm: là theo dõi từng ý niệm cho đến hành động và lời nói, theo dõi và quan sát tâm ý thế nào để làm chủ lấy ý niệm không cho ý niệm khởi lên hay trong Thiền HT. Thanh Từ có nói khi vọng khởi lên ta biết rất rõ nhưng không khởi và chạy theo vọng thì lúc đó tâm ta không có phân biệt tức là tâm thiện, ác không có nhờ vậy lâu ngày chúng ta có được sự an lạc, hạnh phúc. Chánh niệm là sự chú tâm quán tưởng 4 đề mục: thân, thọ, tâm, pháp. Sự chú tâm và ghi nhớ, suy nghĩ thường trực về 4 đề mục trên đưa đến sự loại trừ 4 tà niệm:
- Thân thể là một hợp thể bất tịnh mà cho là đẹp đẽ, thanh tịnh, đáng ưa thích.
- Các cảm thọ dù là đau khổ, vui sướng đều do duyên sanh cố chấp cho là hạnh phúc.
- Tâm lý, tâm thức co người luôn thay đổi, vô thường mà bảo thủ cho là trường tồn.
- Mọi sự vật, hiện tượng trên đời luôn chuyển biến theo vô ngã mà chấp là có ngã.
Chánh niệm cũng có hai loại hữu lậu và vô lậu.
2.8. Chánh định: là sự tập trung tư tưởng vào việc từ bỏ những điều bất thiện và tập trung tâm ý vào một đối tượng duy nhất, tập trung vào một vấn đề đúng với chơn lý đem đến lợi mình và lợi người. Kinh Đại Tứ Thập( Trung Bộ III, số 117) định nghĩa về chánh định:”Thế nào là chánh định với các cận duyên và tư trợ? Chính là Chánh kiến, Chánh tư duy, Chánh ngữ, Chánh nghiệp, Chánh mạng, Chánh tinh tấn, Chánh niệm. Này các Tỳ kheo, phàm có sự nhất tâm nào dược trợ với bảy chi phần này, như vậy, gọi là chánh định cùng với các cận duyên và tư trợ”(tr.205).
3. Liên hệ giữa Bát Chánh Đạo và Giới, Định, Tuệ:
3.1. Liên hệ về tính chất thực nghiệm giữa các chi phần trong nhóm:
- Các phần chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng xếp vào một loại. Lời nói, hành vi, cuộc sống và nghề nghiệp biểu hiện ở thân và khẩu. Cho nên xếp nhóm Giới.
- Niệm, nhất tâm và tinh tấn là ba yếu tố tương quan dưa đến Định.
- Tuệ gồm chánh kiến và chánh tư duy.
3.2. Sự liên hệ các nhóm Giới, Định, Tuệ:
Theo con đường giải thoát được giới thiệu thứ tự Giới, Định, Tuệ như trong Luật tạng viết:”Do Giới sanh Định, do Định sanh Tuệ. Nhưng , do quan hệ duyên khởi và thực tế tu tập theo căn tánh, thì trình bày bắt đầu nhóm Tuệ. Theo các kinh Chánh Tri Kiến, kinh Đại Tứ Thập khẳng định chánh kiến là chi phần chủ yếu và các chi còn lại đều phải có mặt của chánh kiến hay quá trình tu tập Giới và Định phải liên hành với Tuệ.
4. Liên hệ giữa Bát Chánh Đạo và Ba Mươi Bảy Phẩm Trợ Đạo:
Toàn bộ giáo lý đức Phật giảng dạy là bản đồ của lộ trình đi ra khỏi khổ đau. Trong Đại Bát Niết Bàn đức Phật dạy:”Này các Tỳ kheo, đây là những pháp do ta chứng ngộ và giảng dạy, các con phải khéo học hỏi, thực chứng tu tập, truyền bá rộng rãi để chánh pháp được trường tồn, vì hạnh phúc cho chúng sanh, vì an lạc cho chúng sanh, vì lòng thương tưởng cho đời, vì hạnh phúc, vì an lạc cho chư Thiên và loài Người. Đó là Bốn Niệm Xứ, Bốn Chánh Cần, Bốn Thần Túc, Năm Căn, Năm Lực, Bảy Phần Bồ Đề, Tám Thánh Đạo Phần.” Và đức Phật sử dụng Đạo đế có khi đề cập đến ba mươi bảy phẩm trở đạo và có khi là Bát Thánh Đạo. Và Bát Chánh đạo cũng chính là ba mươi bảy phẩm trợ đạo.
II. kinh nghiệm tự thân qua việc ứng dụng con đường Trung đạo vào trong nếp sống hằng ngày:
1. Tìm hiểu kinh nghiệm của đức Phật ứng dụng con đường Trung đạo :
Qua quá trình tu khổ hạnh đức Phật đã nhận ra rằng chỉ có con đường Trung Đạo mới có thể đưa đến an tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết bàn. Đức Phật nói người nào đắm mình trong dục lạc ham thích lợi dưỡng sẽ làm trậm trễ tiến bộ tinh thần. Còn khổ hành ép xác sẽ làm giảm trí thức. Khẳng định đây là con đường duy nhất dẫn đến trong sạch hoàn toàn và tuyệt đối giải thoát. Trung đạo là vượt ra đời sống hệ lụy, vượt qua mọi sự chi phối của ngũ dục, tà kiến và vô minh. Thoát ra ngoài lối sống hưởng dục và khổ hạnh chính là đời sống tri túc. Ngài dạy chúng ta phải giữ tâm an định, không bi lôi cuốn bất cứ những gì. Ngoài việc giữ tâm không bị vướng mắc vào hai cực đoan mà ngay cả cảm thọ lạc xuất phát từ thiền định. Do đó, được hiểu con đường Trung Đạo là một phương pháp xả ly và giữ tâm bình thường. Như chư Tổ thường dạy:” Tâm bình thường là đạo”. Đức Phật khẳng định giáo pháp của Ngài là để thực hành. Đức Phật tuyên bố:”Đến với Giáo pháp để tự thấy và tự thực hành.” Và để có kinh nghiệm cho tự thân bắt buộc chúng ta phải tu tập. Nếu chúng ta không tu tập thì không bao giờ thấy được giá trị đích thực giáo pháp của đức Phật.
2. Kinh nghiệm tự thân qua việc ứng dụng con đường Trung đạo:
Đạo Phật là đạo thực hành do đó Ngài tuyên bố những ai hành trì và áp dụng con đường tu tập Trung Đạo này chính là đệ tử của Ngài và ở bên cạnh Ngài. Thực hiện con đường Trung đạo chính là tu tập Bát Chánh Đạo.
Và Bát Chánh Đạo là giáo lý hướng đến phục vụ cho cuộc sống. Tu tập Bát Chánh Đạo không thể dừng ở mức tìm hiểu trên lý thuyết mà cần phải trải trong cuộc sống. Cơ thể con người bao gồm hai phần thân và tâm. Vì vậy một hành giả muốn tu tập Bát Chánh đạo bắt buộc phải dựa trên hai mặt: tu tập thân và tu tập tâm.
2.1.Tu tập thân: Thân thể là một cơ thể vật lý luôn có liên hệ với môi trường bên ngoài. Chúng ta sống chỉ cần có một ngọn gió thổi qua là làm chúng ta bịnh rồi ngoài ra những hoàn cảnh bất như ý điều kiện môi trường không tốt như vệ sinh, cây xanh… đều là tác nhân dưda đến bịnh tật. Nếu chung ta biết vận dụng Bất Chánh Đạo thì sẽ giúp chúng ta rèn luyện thân và tâm. Tu chánh nghiệp, chánh mạng, chánh ngữ là điều chỉnh thân cho phù hợp với môi trường như biết luyện tập thể dục, sinh hoạt điều độ. Ngoài ra kết hợp tu tập chánh định, chánh niệm về thân là biết rõ và làm chủ các hoạt động của cơ thể giữ một trạng thái bình thường không cho các dục vọng, hay ác pháp khống chế, bằng cách làm gì chúng ta cũng có chánh niệm cho đến một hành động nhỏ nhất. Nhận thấy tu tập Bát Chánh Đạo là tu tập tám chi phần, người hành giả muốn đạt đến hạnh phúc phải có đủ tám chi phần trên. Trong cơ thể người hành giả gồm có hai loại thân và tâm. Do vây tiếp theo là tu tập tâm.
2.2. Tu tập tâm: chúng ta biết tâm thức chúng ta luôn trôi nổi, biến đổi theo các điều kiện bên trong và bên ngoài. Khi có bịnh là tâm chi phối hay gặp một cô nào đẹp là tâm ta dao động rồi. Do vậy tu tập thân không thể thiếu tâm và ngược lại. Khi tâm chúng ta bị dao động hay ức chế bởi phiền não, hành động thân thể bị rối loạn và cái nhìn về cuộc đời cũng buồn thảm. Trong truyện Kiều, Nguyễn Du (câu 1243-1244): ”Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu
Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”
Vì thế tu tập tâm đóng vai trò rất quan trọng để ổn định cuộc sống. Nhận thức hay có chánh kiến, chánh tu duy tìm ra mối liên hệ nhân duyên trong liên hệ bên trong của các trạng thái tâm lý và thái độ ứng xử là bước đầu để điều chỉnh và sửa đổi các hành vi thân khẩu chính là tu chánh nghiệp, chánh ngữ, chánh mạng. Và cuối cùng gột rửa những tâm bất thiện pháp, phiền nào, ganh ghét, oán hận xuất phát từ tham, sân, si. Tinh tấn tu tập chánh định và chánh niệm là con đường đặc biệt quan trọng, giải quyết những rối loạn tâm lý nhân sinh.
Ngoài ra chúng ta phải tu tập chánh kiến để có cái nhìn đúng đắn như thật, phải thực tập chánh tư duy để có những suy tư chân chánh, nhờ thế chúng ta sẽ thấy được chân lý chính là tình thương, là sự cảm thông và hiểu biết, là hạnh phúc của con người. Thực tập được điều đó, chúng ta sẽ có được sự cảm thông và hiểu biết, tư tưởng chân chánh ấy sẽ phát sinh những hành động tốt đẹp, và sẽ không bao giờ gây bất cứ điều gì tổn hại cho con người mà chỉ đem lại sự lợi lạc, an bình thật sự cho nhân loại. Ngoài ra chúng ta cũng phải thực hiện chánh niệm và chánh định để thanh lọc thân tâm, loại trừ tất cả những tư duy hữu ngã, những bản chất xấu xa, vị kỷ, dục vọng, danh vọng, giáo điều… khi thân tâm được thanh tịnh thì chúng ta làm bất cứ điều gì cũng mang lại an lạc và hạnh phúc cho nhân loại, khi ấy chúng ta mới thực sự hướng dẫn chúng sanh đến chân-thiện-mỹ, và dĩ nhiên lúc ấy sẽ không bao giờ xảy ra những chuyện bất hòa. Chính nhờ thực tập được điều này mà sự truyền bá của Phật giáo không bao giờ mang đến sự bất hòa cho nhân loại như một vài tôn giáo khác đã làm.
3. Ứng dụng Bát Chánh Đạo vào cuộc sống Xã Hội:
Những khó khăn hay những khủng hoảng của xã hội như khủng hoảng về kinh tế, khủng hoảng này phát sinh do sự phát triển kinh tế không đồng đều. Nguyên nhân chính là do những nhận định sai lệch, xuất phát từ những tư tưởng hơn thua tranh giành, tham lam đầy danh vọng… Do đó vấn đề đầu tiên đòi hỏi những nhà làm kinh tế phải có những nhận thức đúng đắn (chánh kiến), một cái nhìn xuyên suốt về tình hình xã hội, quốc gia, nguồn nhân lực, tài nguyên thiên nhiên, khí hậu, địa hình của quốc gia mình… từ đó họ nghiền ngẫm, suy tư một hướng đi đúng đắn (chánh tư duy), áp dụng vào hành động phù hợp (chánh nghiệp), và nổ lực siêng năng (chánh tinh tấn), thực hiện những biện pháp hợp lý, đưa nền kinh tế phát triển đúng hướng, làm giàu đẹp quốc gia mình. Một khi đã có những nhận định, những suy tư đúng đắn qua Chánh kiến và Chánh tư duy, thì kinh tế sẽ không vì hơn thua, danh vọng, tham tài mà chạy đua kinh tế như Mỹ và Liên Xô trong thời chiến tranh lạnh để rơi vào khủng hoảng. Nhờ phương pháp Bát chánh đạo, nhà kinh tế lúc nào thân tâm cũng an lạc, sáng suốt, luôn có những nhận định đúng đắn để đưa nền kinh tế quốc gia phát triển hợp lý, không bao giờ rơi vào tình trạng khủng hoảng.
C. KẾT LUẬN:
Đạo đế trong Tứ Diệu Đế là hệ trọng như vậy, nhưng Bát Chánh đạo là tinh túy hay cốt lõi của Đạo đế. Vì chính Bát Chánh đạo là con đường hành động tích cực để thoát ly khổ đau, đi đến Niết-bàn an lạc, điều này đã được đức Phật nói như sau: “Con đường yên ổn, an toàn đưa đến hoan hỷ, chỉ cho con đường Thánh đạo tám yếu tố, tức là chánh tri kiến, chánh tư duy… Chư Tỷ-kheo! Như vậy, ta mở con đường yên ổn, an toàn đưa đến hoan hỷ”. Như đã nói ở đoạn mở đề, Bát Chánh đạo là pháp môn rất được thông dụng. Sở dĩ có được là nhờ lợi ích thiết thực và quý báu của nó đối với đời sống cá nhân của người tu hành, đối với xã hội, đời sống tương lai. Có thể tóm tắt những lợi ích, hay công năng của Bát Chánh đạo trong ba điểm sau đây:
- Cải thiện tự thân: Nếu con người chuyên tu theo tám đường chánh này, thì sửa đổi được tất cả mọi sự bất chính, mọi tội lỗi trong đời sống hiện tại của mình, như ý niệm me mờ, ngôn ngữ đảo điên, hành vi sái quấy, đời sống vô luân. Khi những điều trên nầy đã được cải thiện, thì tất cả cuộc đời riêng của mỗi người sẽ chân chính, lợi lạc và thiện mỹ.
- Cải thiện hoàn cảnh: Nếu trong xã hội ai ai cũng đều chuyên tu theo tám đường chánh đạo nầy, không những có nhiều lợi lạc trong cuộc đời hiện tại mà còn gây tạo cho mình một tương lai tươi sáng, gieo trồng cho mình những hạt giống Bồ đề để ngày say gặt háu quả vô thượng Niết Bàn, đầy đủ bốn đức Thường, Lạc, Ngã, Tịnh.
Vì những lợi ích quý báu như thế, chúng tôi xin khuyên mọi Phật tử hãy phát nguyện cương quyết tu theo Bát Chánh đạo. Và mong muốn có những tu viện cho Tăng -Ni vừa tu vừa học trong khuôn khổ khép kín để có nề nếp sinh hoạt chung.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét