Thứ Tư, 24 tháng 11, 2010

Mười Đặc Điểm Của Tư Tưởng Đại Thừa

Nội Dung Thi Tư Tưởng Đại Thừa

Trong tác phẩm hoàn thiện nhất là Nhiếp Đại Thừa Luận (Mahāyana- Samparigraha), được xem như tiền thân của Duy thức về sau, 10 đặc này do 2 anh em ngài Vô Trước (Asanga) và Thế Thân (Vasubandhu) nêu lên trong tác phẩm này, nhưng các Tăng sĩ đều tôn trọng và chấp nhận nên được xem là 10 đặc điểm của Đại Thừa.
1. Đặc điểm thứ nhất – A lại da thức: hay là thức thứ 8, A lai da là trung tâm của thức, từ đó tất cả các sự vật và hiện tượng của thế gian được chiếu rọi và biểu hiện do ảo giác chủ quan tạo ra bởi vô minh. Mọi hiện tượng được sinh ra từ những yếu tố tịnh và bất tịnh, đó là những hạt giống được kết hợp duyên sinh trong A lai da. A lai da là hiện hữu của kết hợp duyên sinh, đang hiện hữu như một sự chuyển hóa của cái tuyệt đối (Viên Thành Thật-  parinipana). Trên nền tảng của ba thức biến (parināma): (Dị thục – vipaka); tư lương  (manana) và liễu biệt cảnh (visayaprajñapti). Du già tông thừa nhận có 3 dạng thức A lai da thức, Mạt na thức (Mano – vijñāna) và chuyển thức. Dị thục được gọi là A lợi da thức, tư lương là mạt na thức và liễu biệt cảnh là chuyển thức. Nói một cách khác 8 thức là 8 loại thức trong hệ thống tư tưởng của Du già tông. A lại da thức là nơi phát sinh tất cả các loại thức và hoạt động như một dòng suối đang tuôn chảy nhưng với sự chứng ngộ Phật quả thì dòng chảy của nó ngưng lại tức khắc. Ngoài ra tông phái có tên Nhiếp luận thừa nhận sự hiện hữu của Vô cấu thức cùng với 6 thức giác quan (được xếp loại chuyển thức); thức thứ 7 chấp ngã (ĀDĀNA) và thức thức thứ 8. A lai da trở nên hư vọng khi tất cả những hiện tượng gồm 7 thức trước được phát sinh từ những chủng tử trong A lai da. Thế nhưng thể của A lợi da là như thường có tính thanh tịnh hay vô nhiễm. Đây được xem là vô cấu thức hay là thức thứ 9. Bị tác động bởi 7 thức cấu nhiễm nên Vô cấu thức tạo ra A lai da để biểu hiện trên mặt hư vọng. Còn mặt thanh tịnh trong A lợi da cuối cùng làm thanh tịnh phần cấu nhiễm của nó. Ở giai đoạn này A lai da như một trung tâm chấp thủ bị tan rã và một trạng thái thuần khiết của tâm nguyên thủy được chứng ngộ. Đây là trạng thái niết bàn vô trú – (apratisthita –nirvāna). Thực tại tuyệt đối hay chân như, vượt qua những khái niệm và diễn dịch.
(A lai da thức nó thu nhận 7 cái thức đầu, khi 7 thức đầu hoạt động nó bị ô nhiễm và trong khi hoạt động như vậy thì thiện và ác; tích cực và tiêu cực dù thiện bất thiện nó điều ghi nhận hết nên nó bị cấu nhiễm. Khi nó hết cấu nhiễm thì nó trở nên thanh tịnh. rong này nó thừa nhận thêm một thức nữa là Vô câu thức). Như Trung luận của Ngài Long Thọ chủ trương là Tánh không các pháp do duyên sinh nên ta gọi là không, là giả danh nên Trung đạo nghĩa. Nó siêu việt lên 2 thái cực (nên mở đầu bát bất là vậy). Vậy cái đích của hai hệ này có gặp nhau.
Tiền ngũ thức trong kinh Pháp Hoa đặt cho cái tên là Tịnh Nhãn; Ý thức tên là Tịnh Tạng; còn hoàng hậu tượng trưng cho Mạt na thức (vì mạt na là cái chấp thủ, ta thấy người nữ thường chấp thủ); Vua là A lợi da thức. Nên đọc kinh điển Đại thừa những danh từ được đặt tên đều có ý đồ hết.
Trong thời kì phân chia bộ phái, nó có hai bộ phái chính là Đại chúng bộ và Thượng tọa bộ, hai trường phái đã cho thấy xu hướng đặt trọng tâm khác nhau. Thượng tọa bộ cho rằng cuộc đời này khổ quá cần phải thoát khổ nên họ dùng thiền định để tu tập, nhưng để thiền định được tốt thì họ rút lui vào rừng sâu, xa lánh dân cư. Ngược lại Đại chúng bộ không nhìn cuộc đời này là khổ mà họ nhìn giáo pháp Tứ đế của đức Phật với một thể thống nhất, ngay trong khổ nó đã có diệt khổ. Nên Đại Chúng bộ đặt nặng huấn luyện tâm hay rèn luyện cái thứ, bằng cách làm sao chuyển đổi nhận thức. Họ phát triển, phân tích cái tâm, làm cho hành giả thấy được bản chất tâm để tu tập. Cũng giống như trước đây, đức Phật chia con người 5 phần (sắc thọ tưởng hành thức), chia tinh thần ra làm 4 (thọ tưởng hành thức). Qua Đại chúng bộ, họ nhấn mạnh đến yếu tố tâm lý nên phân tích đặc điểm của cái tâm. Ta thấy sự gặp gỡ giữa Phật giáo Nguyên Thủy và Đại chúng bộ.
(A lại da thức được xem như mở rộng một lý giải cho sự luân hồi tái sinh. Nếu như sau này thập nhị nhân duyên được người ta triển khai có 3 thời quá khứ (vô minh, hành), hiện tại (tưởng, lục nhập cho đến lão), tương lai (sinh tử), còn thức và hữu là giai đoạn trung gian giữa hai đời sống).
Chúng ta thấy một sự chuyển biến tư tưởng đi từ cái duyên khởi đầu tiên, đến Đại chúng bộ người ta thêm yếu tố thời gian vào đó. Khi bàn bạc cái gì là sự chuyển tiếp kiếp này qua kiếp khác thì Thượng tọa bộ cho rằng có Trung hữu, nhưng Đại chúng bộ cho rằng không phải như vậy. Sau này họ xây dựng nên cái gọi là A lai da thức, trong khi A lai da thức nó bao gồm quá khứ hiện tại và tương lai, nói theo khoa học nó như một dạng năng lượng nằm trong chúng ta, nó chỉ biến đổi hình dạng mà không mất đi. Khi màng vô minh được xóa thì nó trở lại bản tâm thanh tịnh (Viên thành thật trí). Như trước đây Đại chúng bộ chủ trương rằng là cái tâm là bản tịnh.
Đặc điểm thứ 2: Ba Loại tri giác: Du già tông phân biệt ba loại tri giác sau:
a.  Parikalpta: ảo giác hay biến kế sở chấp.
b. Paratantra: là phân biệt tương đối hay y tha khởi.
c. Parinistanna: là tuyệt đối, chơn như hay Viên thành thật. Theo tông phái này thức tự nó duyên sinh (paratantra). Có 2 loại:
- Hư (Parikalpta) hay phần cấu nhiễm của Paratantra, khởi động bởi vô minh, chỉ cho sự phân biệt được chia thành: +Nhận thức hay năng kiến phần (Darsana-bhāga)= nhận thức, chủ thể= ý, +Cái được nhận thức hay sở kiến phần (Nimitta-bhāga)=đối tượng nhận thức= Pháp. Đây là tướng của Duy thức. Chúng ta lầm tưởng khách thể và khách trần ànên nổi giận
- Thật (Parinispanna): tức là phần thanh tịnh hay thật của Parinistanna. Đây là tánh của thức. Chính khi thấy tánh của các sự vật tức là cái ngã không thật hay tánh không của các pháp một cách rõ ràng mà chánh kiến được hình thành.
Chúng ta tạo ra thế giới ảo, coi đó thấy đó với một hình ảnh mặc định trong đầu rồi nhớ, thương. Trong Phật giáo Nguyên thủy, đức Phật đã cảnh báo “đó là nhũng sản phẩm của tâm”. Chính vì vậy người ta nói Đại thừa là trở về với Phật giáo Nguyên thủy với dạng ngôn ngữ hiện đại bay bướm. Phật giáo Nguyên Thủy bàn về vấn đề chấp ngã thì trong duy thức đã được gắn cho cái tâm thứ 7 tức mạt na thức. Đây là một cái tâm có xu hướng chấp ngã và cho rằng nó là một cái siêu hình có thể di chuyển từ đời này qua đời khác. Đây là một chủ trương sai lầm của cái ngã, một chủ trương phân biệt có khách thể và chủ thể và khi có sự phân biệt như vậy tạo ra quan niệm hư ảo hay còn gọi là biến kế sở chấp nhìn sợi dây thừng tưởng là con rắn, đây là cái sai lầm mà chúng sinh đang vấp ngã, sống trong thế giới ảo biến kế sở chấp. Nên vấn đề của đại thừa là thấy đúng như thật gọi là như thị tránh sai lầm của mạt na thức.
Đặc điểm thứ 3 – Chánh kiến theo quan điểm Duy thức: 
Khi chúng ta có chánh kiến, chúng ta nhận ra cái tâm của vũ trụ. Không có thế giới khách quan vì đó thật ra chỉ là biểu hiện sai lầm của cái tâm gọi là A lợi da thức Và ngay cả cái được cho là cái thực hữu của A lợi da thức này chỉ là một sản phẩm cá biệt hóa được đề ra bởi Mạt  na thức hay thức thứ 7. Mạt na thức hay ngã kinh nghiệm như có thể được gọi không có đủ kiến thức về cái thực tánh của A lợi da và xem A lợi da như một con người siêu hình và con người này như một người điều khiển những con rối sắp xếp mọi hoạt động tinh thần theo sự hóm hỉnh của nó. Như con tầm tự dam mình trong cái bọc được tạo ra bởi nó, Mạt na thức tự làm rối mình trong sự vô minh và nhầm lẫn, xem như tạo tác hư ảo riêng của nó là những sự vật có thật.
(Chánh kiến là thấy được tánh của các pháp Vô Thường, Khổ Và Vô Ngã, người có chánh  kiến duy thức thì nhìn ra được tâm của vũ trụ nhìn xuyên qua hiện tượng cá biệt để thấy được cái chung nhất. Như các cây nó bị hạn buộc bởi cấu trúc. Như định luật bảo toàn năng lượng ( như thí nghiệm về phản ứng của cây về cảm xúc). Như trong kinh Nguyên Thủy Phật giáo nói tất cả là lửa nhưng cháy do củi thì gọi là củi lửa, giấy chấy thì lửa giấy.
Đặc điểm thứ 4 – Lục độ Ba la mật:
Về nguyên tắc sống đạo đức, Du già tông cũng như những tông phái Đại Thừa chủ trương hành trì 6 Ba la mật. Ngài Vô Trước đã giải thích chúng từng tự như sau: Không bám giữ tài sản hay lạc thú, không ấp ủ những ý tưởng phạm giới, không buồn nản khi đối mặt những áp bức thiện pháp, không lười biến khi đang làm những thiện pháp, giữ tâm thanh thoát giữa bụi đời of thế gian, và sau cùng là luôn hành trì sự nhất tâm. Và thực hiểu tánh của các sự vật và hiện tượng mà các Bồ tát nhận ra sự thật của duy thức là không có gì không thuộc sự tạo tác của tâm hay của chủ thể. (tìm hiểu trong tác phẩm Đại thừa nhiếp thừa luận – Mahàyàna-samparigraha). (nói đến Đại thừa là nói đến hành trạng của Bồ tát. Đại thừa mượn từ Bodhisatta (chỉ cho tiền thân của đức Phật luôn luôn vì người khác như trong kinh Bổn Sinh); chuyển thành Badhisatva: Bồ tát là nhân vật của Đại Thừa, vì tha nhân và hành sự của Bồ tát chính là 6 pháp Ba la mật. 6 pháp Ba la mật sắp xếp có dụng ý. Đầu tiên hết là bố thí và tiếp theo những phần sau:
-Bố thí ba la mật: không còn nắm giữ, vô điều kiện. Không thấy có cái tôi, không có vật bố thí, không có người nhận bố thí, xả ngã ( kể cả tâm).
-Trì giới ba la mật: không có cái tôi trong giữ giới, không thấy có người giữ giới. Không khen mình chê người. Trì giới ba la mật: Không có cái tôi trong giữ giới, không thấy có người giữ giới. Không khen mình chê người. (trong bài kinh Xà dụ, trung bộ kinh tập một, đức Phật nói “pháp của ta giảng ví như chiếc bè để vượt qua, khi qua bờ không dại gì vậy. nên chánh pháp còn bỏ huống chi là phi pháp”). Kinh đại thừa nghĩa bong nằm đằng sau những câu chuyện được kể. Y kinh diễn nghĩa tam thế Phật oan, ly kinh nhất tự tức đồng ma thuyết. Tà kiến sống ảo giác sẽ làm khổ trong bản thân của mình và người khác. “kẻ thù của nhân loại là tà kiến chứ không phải dân tộc này hay dân tộc khác”. Đạo Phật là định luật nên làm gì có chuyện tiêu diệt, định luât đó là duyên sinh, các pháp phật nói ra tất cả là định luật chân lý vũ trụ nhân sinh. Đạo Phật đâu gói gọn chỉ là đầu tròn áo vuông. Nói theo duy thức là thấy tánh các pháp. Không ai  tiêu diệt được đạo Phật vì đạo Phật là chân lý. Biểu hiện trì giới ba la mật là không khen mình chê người. vì khi khen mình chê người là thấy cái tôi xuất hiện, còn vướn vào ngã sở. Trì giới mà không thấy mình trì giới.
-Nhẫn nhục ba la mật: Nhẫn nhục mà không thấy nhẫn nhục, không thấy cái tôi. Chính vì không thấy ngã mới nhẫn được.
- Tinh tấn ba la mật: Tinh tấn theo tứ chánh cần, nhưng không có ngã trong đó.
-Thiền định ba la mật: trong kinh điển Pàli có nói: “ sau khi thành tựu giới, vị ấy chứng thiền thứ nhất, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sinh, không tầm không tứ. vị ấy sống trong hỷ lạc thiền định không chịu xả để lên thiền thứ 2” trong khi đó đức Phật khuyên phải đi hành đạo, hành thiền để đi ra hành đạo. Người học duy thức, liễu ngộ duy thức đã là thiền rồi “ đối cảnh vô tâm chớ hỏi thiền”. Khi hành đạo, hòa đồng với xã hội những không làm rối loạn xã hội.
- Trí tuệ ba la mật: Nói tóm lại là 6 ba la mật không có ngã tồn tại.
 MỞ RỘNG: Nhận thức đúng về Phật giáo, nhận thức đúng quy luật. Con người còn phàm và xã hộị phát triển do vậy làm sao để con người hiểu được pháp và hành trì pháp nghiêm túc. Ngày nay do xã hội đã khiến ta phải lao vào công việc nhưng nếu tâm chưa định và nhận rõ thì việc vận dụng, và Phật giáo rất thiện xảo diệu dụng tuỳ cơ ứng biến đã thích ứng trong mọi thời đại. Do người hành trì và vận dụng không được nên đạo Phật không có giá trị hiện hành. Cũng vì chỗ từ bi thương người hay khiêm tốn nhưng chúng ta là người phàm đủ lực để phương tiện nên làm cho đạo bị giảm giá trị.
Cho nên đạo Phật phải có bi và trí hay giác ngộ tâm vững chắc. Cũng vì chúng ta cho vô xuất gia nhiều quá mà làm giảm chất lượng. Nếu nói nguyên thuỷ là tiểu thừa mà do họ nhận thấy nguy hiểm vì chúng ta chưa thàn tựu mà lo chuyện bên ngoài đi giáo hoá và muốn thừa hưởng, không chịu tạo nhân mà muốn có kết quả.
Đặc điểm thứ 5. Thập địa Bồ tát:
5.1. Hoan hỷ địa: Bồ tát rất hoan hỷ trên đường giác ngộ, Bồ tát đã phát Bồ đề tâm và thệ nguyện cứu độ các chúng sanh thoát khỏi luân hồi, không còn nghĩ tới mình, bố thí không cầu phúc và chứng được tính vô ngã của tất cả các pháp.
Theo đúng nghĩa người giác ngộ là không còn buồn về chuyện này, kia. Do vì tinh thần vị tha bố thí nhưng không cầu phúc làm rất tích cức không bỏ, người này luôn hướng đến chúng sanh. Vì này không đặt vấn đề kết quả thế nào, mà luôn hướng đến lợi ích còn kết quả thế nào thì chấp nhận vì tuỳ thuộc  vào phước bàu nhân duyên.
5.2. Ly cấu: Bồ tát giữ giới và thực hiện thiền định. Đối với nguyên thuỷ thích thiền định để dập cái ái, tâm giải thoát vì ái là do vọng tưởng luôn mà ra. Khi chúng ta nhớ một người nào thì tư tưởng luôn phát triển nhiều người tư tưởng khổ đau do không được hay hoạt động sai trái. Nhờ thanh tịnh để cho ái không phát triển.
5.3. Phát quang địa: Bồ tát chứng được quy luật vô thường tu trì tâm nhẫn nhục, khi gặp chướng ngại trong việc cứu độ tất cả chúng sanh. Để đạt đến cấp này, Bồ tát phải diệt trừ tam đọc, thực hiện được 4 cấp độ về thiền (4 thiền) và chứng được lục thông (Abhijña) có thể đi qua tường không chướng ngại (vd: Họ thấy vàng, địa vị không chướng ngại vì thấy được tánh. Cho nên họ đã siêu vượt lên trí của người nên không còn tham ái dính mắt ái dục. Người có dục giống như viên sỏi quăn vô đất hay một con người sống trong cuộc đời (phàm phu: là những người không có trí) thì họ gặp gì dính cái đó. Con người có trí Abhijña => vì họ thấy được tánh, cái thực của các pháp hay tục ngữ: ông bà đã có những kinh nghiệm: “tốt gỗ hơn tốt nước sơn”. Nghĩa là một người có đạo đức, tâm vững vượt lên thì không còn khổ đau, không còn tham dục chi phối, phiền não sân si hay so với Lục độ là hành nhẫn nhục.Ở đời cũng bao nhiêu người chạy theo bề ngoài không nhìn nội dung nên sau bị tan vỡ thất vọng. Đây là con người phàm phu bị ái dục chi phối.
5.4. Diệm Huệ Địa: Bồ tát tinh tấn đốt hết tất cả những quan niệm sai lầm tu tập trí huệ, bát nhã và 37 Bồ đề phần chính cái tinh tấn nên cho ra cái Diệm Huệ cũng như con kiến nói lên sự không ngững tinh tấn
(Liên hệ tứ chánh cần để làm phong phú thêm). Cũng như nhờ chúng ta tinh tấn làm lành quan tâm mọi người và tu tập thì sẽ chuyển nghiệp, tâm bớt khởi ác pháp (vd: Chúng ta vui vẻ hay giữ tâm thanh tịnh).
5.5. Cực nan thắng đại: Bồ tát nhập đinh, đại trí huệ. Nhờ đó liễu ngộ tứ đế và chơn như, tiêu diệt nghi ngờ và biết phân biệt. Bố tát tiếp tục hành trì 37 giác tri.
5.6. Hiện tiền địa: Bố tát liễu ngộ mọi pháp là vô ngã, ngộ lý duyên khởi với mười hai nhân duyên. Và chuyển hoá trí phân biệt thành trí Bát nhã nhận thức được tánh không. Ở địa vị  này Bồ tát đạt đến trí huệ Bồ đề và có thể nhập Niết bàn thường trú Pratisttuta-Mirvàna. Người có trí nhìn qua chiếc đũa gãy người ta khong nhìn chỗ gãy mà sự thật nó không gãy. Cho nên pháp là đưa đến giải thoát. Do ta không nhìn thật tánh của các pháp nên khổ đau.
5.7. Viễn hành đại: đạt đến cảnh giới này, Bồ tát đầy đủ khả năng, có mọi phương tiện (upàya) để giáo hoá chúng sanh. Đây là giai đoạn mà Bồ tát  tuỳ ý xuất hiện trong một dạng bất kỳ. không còn bị trối buộc cãi ngã, cái tôi vị kỷàcó thể chứng đạo. Đến thứ 7 nên Phật giáo là tuỳ duyên bất biến. Để cứu độ chúng sanh đem lại an lạc hoà bình. Đã cho phép những người Đại thừa đã linh hoạt trong việc hoằng pháp, mang lợi ích cho xã hội. Cũng vì chỗ này mà thúc đẩy mọi người phải phát triển hoằng pháp, đứng lên vì chúng sanh. Nhưng con người chịu chi phối bởi nghiệp và nhân duyên phước báu. Cho nên đức Phật cũng phải viên tịch thì rồi Phật giáo cũng mất. Phật mất ở đây là thân tướng còn Phật trong ta không mất. Phương tiện, thiện xảo (kausalya)
5.8. Bất động địa: cái tiền đề trước là để cái sau phát triển. Trong giai đoạn này không còn bất kỳ cảnh ngộ, làm Bồ tát giao động. Công phu tu tập để thực hiện một vô ngại. Theo kinh giải thâm mật thì những phiền não vi tế nhất cũng bị gột rữa ở đât. Vì Bồ tát hành trì hồi hướng Ba la mật.
Mở Rộng: Bồ tát là đi xa là phải có tâm rồng lớn quan sát cho kỹ để không bị chướng ngại không bị ngưới tác động, phải có cái nhìn sâu để biết rõ mới làm đạo được. Cho nên muốn hành đạo phải có trình độ trí tuệ tâm bất động cho nên có pháp hồi hướng Ba la mật không mong đền ơn làm mà không làm. Còn những ngươì sợ không ra thì chọn tu ở trong rừng nhưng cũng đối diện những trở ngại cho nên phải đủ duyên và cố gắng mới phát triển đạo lâu dài =>Cho nên học đại thừa đừng chấp vào văn tự (vd: Bồ tát Nhất Thiết chúng sanh Hỷ Kiến
Đốt thân + đốt hai tay
Phá ngã + phá chấp thủ . Những người hành trì này là phải có căn cơ cao mới làm. Cũng giống như mình yếu mà đòi được cao thì không được phải từ từ thoải mái.
5.9. Thiện Huệ Địa: Trí huệ Bồ tát viên mãn, đạt thập lực, lục thông, tứ vô sở uý, bát giải thoát. Biết rõ cơ sở mọi giáo pháp và giảng dạy giáo pháp. Vị này hành trì lực Ba la mật. Đức Phật đã khái quát Phật giáo là Bi-Trí. Tình yêu phải có lý trí mới không còn tình vị kỷ, mở rộng và phải có dũng mới thực hiện được. Khi ra giáo hành đạo phải có lực, nếu không là khó làm việc và có sức khoẻ cho nên phải đủ lực.
Bồ tát Văn Thù có trí và có lực (phẩm 28 trong kinh pháp hoa : con voi 6 ngà (6 lục độ) phải có dũng để người sợ
5.10. Pháp vân địa: Bồ tát nhất thiết trí, Đại hạnh, pháp thân của Bồ tát đã đạt tới mức viên mãn, Bồ tát ngự trên toà sen với vô số Bồ tát chung quanh trong cung trời đâu suất. Phật quả của Bồ tát đã được chư Phật ấn chứng, những Bồ tát đạt cấp độ này là Di lặc, Quan thế Âm, Văn Thù Sư Lợi…vì này hành trì Ba la mật.
Người hành đạo trong giai đoàn này có rất nhiều đồ chúng với phong thái như vậy được nhiều người theo vì này hành trì trí Ba la mật.
Đặc điểm thứ 6. Giới: Du già tông cho rằng những giới luật hành trì bởi những người Đại thừa cao siêu hơn giới luật của Tiểu thừa. Tiểu thừa chú trọng hình thức bên ngoài và không đi sâu vào những động cơ tinh thần chủ quan. Đối với những giới luật thân-khẩu-ý mà đức Phật hành trì thì Tiểu thừa hành trì 2 cái đầu tiên và thờ ơ cái sau cũng là cái quan trọng hơn cả. Chẳng hạn Thanh văn 10 thức xoa (Siksa) vì họ muốn chứng Niết bàn cho riêng mình. Ngược lại nhắm đến sự cứu độ toàn thể nhân loại mà vị Bồ tát có thể vi phạm 10 Thức Xoa nếu thấy cần, miễn là hành động của vị ấy là đúng và làm lợi ích cho số đôngàkhông đặt nặng hình thức thân-khẩu bên ngoài, mà đặt nặng ở cái ý nhắm đến cái tâm, ý có suy nghĩ chỉ biết lợi người mà không lợi mình.
Tinh thần Đại thừa nhắm đến cái tâm cho nên dù hình thức có sai qua câu chuyện hai anh em, người anh đã ôm cô gái để cứu nhưng tâm không khởi niệm vì tinh thần Đthưà là ở tâm, ý. Phương tiện để hành đạo miễn làm sao lợi người và lợi mình, đặt nặng vào động cơ ý. Cho nên đại thừa không chủ trương hình thức bên ngoài thế nào
7. Định: Đại thừa nhấn mạnh sự thanh tịnh của nội tâm lời giáo huấn của truyền thống này không áp dụng cho những sự vật ở bên ngoài và những nguyên tắc của truyền thống này không chỉ dành riêng cho giới ẩn sĩ. Những người Đại thừa không trốn tránh bụi đời để làm lợi ích tinh thần cho số đông, những dù có thế khi có niềm tin bất động đối với Đại thừa thì họ không bao giờ bị uế nhiễm bởi sự hư ảo và lạc thú của thế gian, mà họ còn có thể thường tiếp xúc. Họ hướng đến sự chứng ngộ Bồ đề và có chánh kiến về học thuyết vô ngã khi thoát khỏi những phiền não họ sống viên mãn đúng với lý như thị và phát khởi những bổn phận mà không có một tí ngã mạn
à Cốt yếu tâm thanh tịnh không xa lánh trần tục, sống giữa xã hội để làm Phật sự vẫn ở giữa cuộc đời khổ đau nhưng tâm vẫn thanh tịnh (như hoa sen). Định thì Tiểu hay Đại đều giống nhau,  nhưng đối với tiểu thừa thì xa lánh trần tục còn đại thừa thi không.
Thiền sư : đối cảnh vô tâm mặc chẳng thiền (Đây là tinh thần nhập thế)
8.Trí tuệ: Sự ưu việt tri thức của một vị Bồ tát được biểu thị bởi sự sở hữu một tri kiến không cá biệt hoá (Anānārtha). Tri kiến này theo triết lý mà nói là tri kiến về cái tuyệt đối hay tri kiến về cái phổ quát theo đó tâm của vị Bồ tát thoát khỏi nhị nguyên như Ta bà- Niết bàn, Hữu-phi hữu, khách thể-chủ thể, Ngã-vô ngã.
So sánh: Trí tuệ,  Đối với trí tuệ Đại thừa thì không cá biệt, theo cái nhìn toàn diệnàkhông có sự phân biệt hữu-phi hữu, Ta bà-Niết bàn. Còn Tiểu thừa thì nghĩ về một cá biệt. Đại thừa không nghiên về bên này, bên kia, hay cái nhìn Trung đạoànói trí tuệ là nói về chánh kiến về thế giới. Đối với Tiểu thừa thì trí tuệ hay chánh kiến thấy bản chất Thế giới là vô thường, khổ, vô ngã. Còn cái nhìn Đại thừa là không có chấp, bám níu vào cái gì, nhìn thế giới như tổng thể và xem Ta bà- Niết bàn là đồng nhất
Mở rộng: Người hành Đại thừa tâm cao mới hành được có đủ trí tuệ..do chấp ngã đưa đến chủ thể và khách thể. Cái biết phân biệt là do thức thứ 7. Chính thức thứ 7 đưa đến chánh kiến hay tà kiến và có khách thể hya chủ thể.  Còn trí tuệ của Đại thừa là không còn thức thứ 7 nhìn Thế giới như thật, như thị một cách trung thực. (KINH PHÁP HOÁ PHẨM NHƯ THỊ)  
9. Thường trí vô phân biệt: Kết quả sự thăng hoa tri kiến là vị Bồ tát thấy được sự đồng nhất hai thái cực. Vị này thấy những sự vật “hằng chuyển” trong cái “một cái không thay đổi” và ngược lại. Thấy Ta bà trong Niết bàn và ngược lại. Nội tâm vị này sống phù hợp cùng một lúc với cả hai lý sinh diệt của những sự vật và lý như thị sư việt, vị ấy sống giữa trần gian như hoa sen, biểu tượng của sự vô nhiễm mọc ra từ bùn nhưng không chia sẽ mùi uế nhiễm của nó. Đây là kết quả của thứ 8 (không cá biệt, không chấp thủ cái gì) và thăng hoa thànhàcái thứ 9 (một và tất cả, Ta bà- Niết bàn, không phân biệt) (Lhệ bài kinh pháp môn căn bản) cái thứ 8 và thứ 9 gần giống nhau, nhưng khác nhau, các vi luận sư đều có dụng ý
Phân biệt bốn hạng người:
1. Phàm phu (Thức tri): Jānāti (cái biết thông qua 6 căn-6 trần)àphiền não. Duy thức: do thức thứ bảy (là chấp ngã, có cái chủ thể và khách thể hay cái nhận thức hay đi nhận thức)
2. Hữu học( 3 quả vị đầu tiên) /(Thắng trí): Abhi-Jānāti (Thiền định), (abhi: vượt lên): cái biết này hơn phàm phu, Cái biết ngang qua thiền định phiền não lắng xuốngàtâm thanh tịnhàParakapita: biến kế sở chấpàtình trạng này đang trong quá trình chế độ phiền não giữa các phần trong cơ thể đánh nhau, hai bên giằng co chưa phân thắng bại. Cái biết của duy thức thông qua 6 căn và 6 trần là có phân biệt nên có phiền não là cái biết phàm phu. Nói theo tinh thần Đại thừa thì Duy thức là do thức thứ 7 chấp ngã có cái nhận thức và được nhận thức
Cái biệt ngang qua thiền định nhiếp tâm lại thì mọi vọng tưởng lý luận đều lắng xuốngà tâm thanh tinh hơnàthấy gần gần thế giới thật, (theo Duy thức thì thế giới: Biến kế sở chấp). Hữu học trong quá trình đang tu nên hành thiền định nên đang trong quá trình nhiếp phục ảo giác, đáng chế ngự phiền não chưa phân thắng bại
3. A la Hán (Liễu Tri): Pari-Jānāti: vị này vẫn thiền định thanh tịnh nhưng cấp cao hơn à và chiến thắng được tham, sân, si. Ý nhiếp phục phiền não.
Đại thừa lời lẽ khác với Nguyên thưy nhưng tư tưởng khôi phục lại giá trị nguyên thuỷ, là sự canh tân (hay gọi up to date) làm nhưng không nhiễm


4. Phật (Thường Trí): Pā-jānāti (chánh đẳng giác)ànhỗ tận gốc rễ phiền não
Alahán, Thanh Văn, Duyên giác cần phải tu tập ví như Alahán mới chặt sát gốc nhưng gốc rễ vẫn còn. Chỉ có Phật mới nhổ tận gốc (vd:chặt đứt cây tala). Tiểu thừa xem Alahán và Phật đều một nhưng khác, Phật là người chỉ đường. Còn Đại thừa thì Alahan và Phật khác nhau Phật là nhỗ tận gốc, còn Alahan chưa nhỗ hết gốc rễ.
(Phẩm HOÁ THÀNH DỤ: nói rằng Thanh Văn, Duyên giác mới đi nữa đường) 
Đặc điểm thứ 10. Tam thân Phật: Đặc điểm Đại thừa sau cùng được đề cập là học thuyết Tam thân. Được cho rằng có một tồn tại cao nhất là nguyên nhân tối hậu của vũ trụ và trong đó tất cả những hiện hữu tìm thấy nguồn gốc và ý nghĩa thiết yếu của chúng. Cái này được những người Đại thừa gọi là Dharmakāya (pháp thân). Tuy nhiên pháp thân không ở yên trong trạng thái tuyệt đối, nó tự biểu lộ trong lĩnh vực nhân quả và biểu hiện trong những hình thức cụ thể theo những nhu cầu nội tâm của chúng sanh. Đây được gọi là Nirmānakāya hay Ứng hoá thân, tức là thân hoá hiện chẳng hạn thân Phật Thích Ca. Nhưng khi Pháp thân đáp ứng những nhu cầu của những Bồ tát có đời sống tâm linh cao hơn những người thế tục thì nó tự dùng Sambhagakàya (Báo thân). Thân thứ 3 là một hiện hữu siêu nhiên. Bảy hay 10 đặc điểm Đại thừa nêu trên là những gì các nhà tư tưởng Phật học Ấn Độ của Thế Kỷ thứ I đến thế kỷ V/VI Công Nguyên cho là những tín điều quan trọng nhất và họ cho đó là giải thoát Đại thừa tương phản với những tín điều của những huynh đệ của họ.
=> Tam thân Phật: ngay khi đức Phật nhập diệt (Nguyên thuỷ) nói đừng thờ cái thân của Ta mà hãy nương vào pháp (Dharmma) mà tu học, nên trong gđ đầu không có thờ Phật và có người thực hiện bằng cách thờ tháp Xá lợi Phật, khoảng 3,4 trăm năm sau để thay đổi lòng tôn kính và nhất là tôn giáo bạn toàn là thờ hình ngườià nên thờ thân Phật, họ cho rằng bậc Đạo sư là con người siêu việt không như người bình thường và nếu thờ thân người thì tìm cách lý giải để làm thân Phật có gì siêu việt và cũng bắt nguồn từ lời dạy của Phật từng pháp này mà tu học pháp là định luật duyên khởi khách quan của vũ trụ dù đức Phật xuất hiện hay không xuất hiện đều tồn tại mãi mãi và khi ứng dụng định luật này vào thế giới hữu tình và con người, sinh vật đức Phật nói là 12 nhân duyên, khổ đau là do vô minh. Đay là định luật khách quan và định luật này, đức Phật là người đầu tiên khám phá ra định luật này và khai thi cho chúng sanh thấy định luật này
Mở Rộng: Tín đồ Phật giáo là tập hợp những người đang sống theo lời dạy của đức Phật sống đúng quy luật. Phật giáo là siêu tôn giáo, nằm đằng sau tất cả thế giới vật chất và tinh thần vì nó là định luật khách quan. Chính pháp này đúc Phật muốn cho chúng sanh thấu hiểu: là nền tảng và mọi kinh luật luận đều hướng đến cái này tuy có sự diễn đạt hình thức khác nhưng đều nhắm đến pháp. Khi thờ thân  Phật các vị đại luận sự tìm ra giải thích Thân của Phật đại thừa xây dựng Phật có 3 thân mà thân chính là Pháp thân, Pháp thân là căn bản nhấtà đã phát sinh 2 thân: Ứng thân (con người bằng xương bằng thịt: Phật Thích Ca), Báo thân (là Bồ tát siêu Việt ở khắp mọi nơi ở các cõi khác ngoài thế giới Ta bà), và sự giáo hoá đức Phật là cho con người và chư thiên ( Nên có câu đức Phật ra đời là vì chư thiên và loài người hay khai thị Phật ngộ tri kiến. Tâm thân thời Phật giáo nguyên thuỷ hay Bộ phái chưa có Tam thân mà đến đại thừa thì Tam thân mới có từ thân bình thường đến thân siêu việt. Nếu về Vật lý thì pháp thân như dạng năng lượng của vũ trụ. Trong định luật Btoàn năng lượng: thì năng lượng trong vũ trụ không mất đi mà chỉ thay hình đổi dạng, định luật mới phát biểu mà Phật đã phát hiện lâu: như khi ánh sáng qua bóng đèn có biểu hiện khác nhau nhưng đều có nguồn gốc từ điện
            Muốn cho chúng sanh thấu hiểu rõ về Thế giới đạo Phật các tư tưởng mà phát triển đến ngày nay rất nhiều hình thức. Nhìn biểu tượng các bộ phái bên ngoài khác nhưng đều là một thể, tuy pháp môn khác nhau nhưng đều là con Phật. Nhưng hiểu là đều con Phật nhưng do nghiệp bản năng, quy luật sinh diệt có hợp phải có tan, vật chất càng nhiều thì tu bị giảm nên dù cho có thống nhất nhưng tâm không thống nhất bị chi phối bởi xã hội thì cũng khó thống nhất được. Bây giờ chỉ hành trì nhiêu hay nhiêu do vì là con Phật muốn duy trì Phật giáo và để tu được thì phải lo xã hội mới yên lo tu học (Bằng cách nào để đưa đến hoà hợp: ngay lúc tu nên tạo nhân tập tham gia nhiều hoạt động và học cho giỏi có quan tâm nhiều người và hiểu được quy luật của Phật giáo. Vì thế mà cùng ngồi lại để tu học nhưng kết quả bao nhiêu cũng được nhưng luôn phấn đấu để được người tu đến chổ cao hơn nếu kiếp này không hoà nhưng đến nhiều kiếp sau sẽ làm được.                                                                                       
            Ý nghĩa phát xuất từ Tam thân chính là vấn đề trên. Sự giáo hoá của Phật là con người và chư thiên. Nên có câu Phật xuất hiện trên cõi đời là vì chúng sanh và chư thiên. Nếu cho con người là Ứng thân và chư thiên là Báo thân (vd: Nếu so với vật lý thì Pháp thân như một năng lượng vũ trụ. Năng lượng này không mất đi mà chỉ thay hình đổi dáng. Dạng năng lượng này khi đi vào bóng đèn thì cho ánh sáng. Mỗi vật đều có năng lượng vận động và biến đổi mà có những biểu hiện. Từ đó mỗi vật phát sinh hiên hữu. Khái niệm: Dharmakàya= tánh không= Sùnyatà (Chơn như)=Phật tánh= Như lai tạng. Khái niệm này không phải là thượng đế, phạm thiên, không phải là ngã, không phải cố định, mà bản thân là duyên sinh. Đây là những chìa khoá để đi vào đại thừa và giúp chúng ta ko bị lan man khi đọc kinh đại thừa. Tam thân này ứng dụng vào Kinh Pháp Hoa (tiêu biểu cho đại thừa): Chơn lý là cái thường hằng bất biến nhưng do tuỳ theo tư tưởng mà có cách thể hiện khác nhau
            “Y kinh giải nghĩa tam thế Phật oan” (oan cho Phật) không nên giảng theo nghĩa đen. “Ly kinh nhất tự đồng ma thiết”. Từ dưới đất vọt lên hư không tháp 15m từ đó thoát ra giọng nói của Phật Đa Bảo ( Phật Đa Bảo đã nhập Nbàn vô lượng vô biên hằng hà sa (cát sông Hằng) na do tha số kiếp  khen Phật Thích Ca đã khéo thuyết kinh Pháp Hoa và đại chúng nghe muốn lên để đảnh lễ Phật Đa Bảo, Phật Đa Bảo đã biết đc ý đại chúng thì nói Phật Thích Ca phân thân Phật 10 phương thế giới về cõi ta bà và nhờ  Phật Thích Ca dùng thần lực để đưa hội chúng lên đảnh lễ. (Phật Đa Bảo tiêu biểu cho định luật bất diệt là nhân cách hoá của pháp thân, còn đại chúng ở đây là Phật Thích Ca là con người bằng xương thịt, còn phân thân Phật Thích Ca khắp 10 phương. Ba cái nhóm người này hội đủ lại nhau trên hư không và khi Phật Thích Ca đưa hội chúng lên đã mở cửa ra thấy Phật Đa Bảo là thấy chơn lý, chơn lý toàn cảnh trên hư không chính là biểu tưọng cho tánh , chúng sanh thấy Phật Đa Bảo là thấy chơn lý trong điều kiện toàn cảnh trên hư không (biểu tượng cho tánh không=Sūnyatā). Khi ba cái thân hội tụ lại là thiền định hay tam muội (thiền định là hội đủ của tam thân) tức Phật Thích Ca tiêu biểu cho người bằng xương thịt và phân thân Phật ở 10 phương là các tưởng, vọng tưởng phân tán khắp 10 phương và khi hội tụ, thâu nhiếp lại hay tất cả các chúng sanh khăp 10 phương thâu nhiếp lạià các vọng tưởng biến mất ở cõi ta bà, khi vọng tưởng thâu nhiếp lại thì mặt trời chơn lý chói quaà là ngộ. Cho nên ly kinh một chữ là ngoại đạo mà tư tưởng đạo Phật là nằm sau ngôn ngữ. Nếu chúng ta là xư giả Như Lai không nhận đúng điều này thì làm cho Phật tử lạc vào thế giới thần thoại hay vọng tưởng hay làm méo mó Phật giáo. Hiểu như vậy là chúng ta đã đưa Phật giáo vào đời sống thực tế hơn. Lúc đó hoa sen trong bùn hay Niết bàn cực lạc trong cõi ta bà này. Người chứng ngộ chính là ngươì bằng xương bằng thịt hay Nirvàna= Ta bà (Sahà) hay Sansàra (luân hồi) chính là Niết bàn ở cõi ta bà. Trong Trung Luận, Ngài Long Thọ Ta bà= luân hồi=Niết bàn hay trong đặc điểm thứ 9 là Thường trí vô phân biệt các thái cực là đồng nhất chỉ người chứng ngộ mới thấy và chỉ Phật đạt đến được. Còn đặc điểm thứ 8 là nói Tuệ Đại thừa chính là Trí của các vị Bồ tát, còn cấp độ tinh vi là thua thứ 9 một bậc. Đặc điểm thứ 8 ám chỉ trình độ nhận thức của Bồ tát, còn thứ 9 là Phật

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét